CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 1 (P4)

NHÓM 01: NGƯỜI QUẢN LÝ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC AN TOÀN

VỆ SINH LAO ĐỘNG (tiếp theo)

(Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP)

 

  • Trách nhiệm về ATVSLĐ của Bộ phận trực tiếp sản xuất.

1.5.1 Trưởng bộ phận trực tiếp sản xuất

  • Tổ chức huấn luyện kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại xưởng về biện pháp làm việc an toàn trước khi giao việc cho họ.
  • Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức ATVSLĐ đạt yêu cầu;
  • Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát;
  • Thực hiện kiểm tra, đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và vệ sinh;
  • Tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch ATVSLĐ, xử lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của Xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của Xưởng.
  • Thực hiện khai báo, báo cáo kịp thời mọi tai nạn lao động xảy ra trong Xưởng theo quy định.
  • Phối hợp với Chủ tịch Công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức tự kiểm tra về ATVSLĐ của cơ sở, tạo điều kiện để mạng lưới ATVSV trong Xưởng hoạt động có hiệu quả;
  • Trưởng xưởng có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ và tạm đình chỉ công việc với người lao động tái vi phạm các quy định bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, PCCN.

1.5.2 Tổ trưởng sản xuất hoặc tương đương có trách nhiệm

  • Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế;
  • Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh; kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất;
  • Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời;
  • Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định và bảo hộ lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ.
  • Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ de doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời với phân xưởng để xử lý.

1.5.3 Toàn thể người lao động

Toàn thể người lao động (ở đây bao gồm cả nhân viên của Nhà thầu) đều có trách nhiệm thực hiện công việc một cách An toàn, ngăn ngừa ô nhiễm và tuân thủ các chính sách và các quy trình của Công ty. Trách nhiệm chung của toàn thể Nhân viên là:

  • Luôn quan tâm đến An toàn và Sức khoẻ của chính mình và đảm bảo rằng các hành động của mình không ảnh hưởng có hại cho sự An toàn của đồng nghiệp, của trang thiết bị tài sản cũng như Môi trường.
  • Tuân thủ các hướng dẫn, chính sách, quy trình của Công ty cũng như các quy định, tiêu chuẩn, luật định của Nhà nước.
  • Cam kết thực hiện và đạt được các mục tiêu HSE, tham gia các hoạt động trong quá trình cải tiến công tác HSE của Công ty.
  • Vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc đúng theo hướng dẫn.
  • Sử dụng đúng, đủ các trang thiết bị An toàn và bảo hộ lao động cá nhân.
  • Báo cáo tới cấp quản lý bất kỳ các Nguy cơ nguy hiểm, sự cố, thương tật nảy sinh trong quá trình thực hiện công việc liên quan tới HSE.
    • Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
  • Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.
  • Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
  • Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động.
  • Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
  • Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định thì công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
  • Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
  • Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại Điều này khi được người lao động ở đó yêu cầu.
    • Người quản lý các Phòng, Ban khác thuộc Cơ sở
  • Phối hợp với bộ phận An toàn vệ sinh lao động thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch ATVSLĐ, đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ.
  • Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp kỹ thuật ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc.
  • Phối hợp với bộ phận ATVSLĐ xây dựng các quy trình, quy định quản lý ATVSLĐ, tổ chức đào tạo, tuyên truyền về ATVSLĐ.
  • Có trách nhiệm đảm bảo ATSKMT cho con người và tài sản thuộc quyền quản lý trong mọi hoạt động của bộ phận mình:
    • Tiến hành phổ biến và đảm bảo nhân viên đã nắm được các kiến thức ATVSLĐ có liên quan tới công việc được giao.
    • Phải tính đến các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ trong việc lập kế hoạch thực hiện công việc của bộ phận.
    • Phải kiểm tra, giám sát nhân viên thực thi công việc được giao tuân thủ các yêu cầu về ATVSLĐ.
    • Tiếp thu và phản ánh các ý kiến tới người có trách nhiệm để cải thiện môi trường làm việc để bảo vệ tốt hơn cho tính mạng và sức khỏe cho nhân viên và môi trường.
    • Bố trí đầy đủ trang thiết bị, nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc đảm bảo an toàn.
  • Có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các nguy cơ mất an toàn, tổn hại sức khỏe và ô nhiễm môi trường không những trong  nội bộ mà cả trong toàn bộ khu vực làm việc có liên quan.
  • Cam kết thực hiện và đạt được các mục tiêu ATVSLĐ, chỉ đạo người lao động của bộ phận tham gia các hoạt động trong quá trình cải tiến công tác ATVSLĐ Công ty.

AGK Chuyên đào tạo, cấp chứng chỉ an toàn lao động

Xin vui lòng để lại thông tin, AGK sẽ liên lạc sớm nhất tới bạn!
  • Địa chỉ: 27/1/27 TX25, phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
  • Phone: 0931.297.968
  • Email: agkvietnam1@gmail.com
  • Website: http://laodongviet.vn




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *