CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 1 (P3)

AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

NHÓM 01: NGƯỜI QUẢN LÝ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC AN TOÀN

VỆ SINH LAO ĐỘNG (tiếp theo)

(Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP)

CHƯƠNG III. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN , QUY CHUẨN KỸ THUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, Quy chuẩn (quy phạm) kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động gồm hơn 230 tiêu chuẩn, quy chuẩn Nhà nước về An toàn vệ sinh lao động, trong đó một số tiêu chuẩn, quy chuẩn thường xuyên sử dụng tại Công ty:

  • Quy chuẩn an toàn trong khai thác mỏ, vật liệu nổ công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị phòng nổ;
  • QCVN 07:2012/BLÐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn lao động đối với thiết bị nâng.
  • TCVN 4244: 2005 Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật (cho các thiết bị nâng hoạt động trên bờ)
  • TCVN 6968: 2007 Quy phạm thiết bị nâng trên các công trình biển.
  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
  • QCVN 09: 2012/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng cơ.
  • QCVN 3:2011/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn lao động đối với Máy hàn điện và Công việc hàn điện
  • TCVN-4756:1989 Quy định nối đất và nối không các thiết bị điện.
  • TCVN 4726-89 : Kỹ thuật an toàn máy cắt kim loại – Yêu cầu đối với trang bị điện
  • QCVN 18: 2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia – An toàn trong xây dựng
  • TCXDVN 296-2004: Giàn giáo – các yêu cầu về an toàn
  • QCVN2: 2014/BLDTBXH Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân.
  • QCVN 06:2012/ BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về mũ an toàn công nghiệp
  • QCVN 08:2012/ BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi
  • QCVN 24: 2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
  • QCVN 07:2009/BTNMT Ngưỡng chất thải nguy hại
  • TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại dấu hiệu cảnh báo;
  • TCVN 3890: 2009 Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, Bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
  • TCVN 7435-2:2004 Phòng cháy, chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy – Kiểm tra và bảo dưỡng.

….

PHẦN 2

NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

  1. TỔ CHỨC BỘ MÁY, QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ATVSLĐ Ở CƠ SỞ; PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ GIAO QUYỀN HẠN VỀ CÔNG TÁC ATVSLĐ.

Sơ đồ Bộ máy ATVSLĐ ở cơ sở

Quan hệ giữa công đoàn với chuyên môn

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Hội đồng ATVSLĐ kiểm tra khối trực tiếp sản xuất

Tư vấn

  • Hội đồng ATVSLĐ ở ơ sở

1.1.1 Tổ chức Hội đồng ATVSLĐ ở cơ sở

Hội đồng ATVSLĐ ở cơ sở lao động là tổ chức phối hợp, tư vấn về các hoạt động ATVSLĐ ở cơ sở lao động và để bảo đảm quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về công tác ATVSLĐ của tổ chức công đoàn.

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở. Đối với cơ sở có ngành nghề sản xuất kinh doanh được quy định tại Khoảng 1, Điều 36, Nghị định 39/2016/NĐ-CP sử dụng từ 300 người lao động trở lên thì phải thành lập Hội đồng ATVSLĐ cơ sở. Đối với các ngành nghề SXKD khác thì sử dụng từ 1000 lao động trở lên phải thành lập HĐ ATVSLĐ cơ sở.

Khoản 1, Điều 36, Nghị định 39/2016/NĐ-CP: Cơ sở SXKD hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

1.1.2 Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở bao gồm:

  1. a) Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;
  2. b) Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
  3. c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng;
  4. d) Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh;

đ) Các thành viên khác có liên quan.

Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ thành viên nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, điều kiện thực tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh.

1.1.3 Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. a) Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  2. b) Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  3. c) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  4. d) Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.
  • Bộ phận làm công tác ATVSLĐ

1.2.1 Tổ chức Bộ phận làm công tác ATVSLĐ

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở. Quy định bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ tối thiểu sau:

Quy mô doanh nghiệp Cán bộ làm công tác ATVSLĐ
Cơ sở thuộc Khoản 1, Điều 36, NĐ 29/2016/NĐ-CP Cơ sở khác
 < 50 lao động Ít nhất 01 cán bộ bán chuyên trách
50- <300 lao động Ít nhất 01 cán bộ chuyên trách Ít nhất 01 cán bộ bán chuyên trách
300- <1000 lao động Ít nhất 02 cán bộ chuyên trách Ít nhất 01 cán bộ chuyên trách
> 1000 lao động Ít nhất 03 cán bộ chuyên trách, hoặc phòng ATVSLĐ. Ít nhất 02 cán bộ chuyên trách, hoặc phòng ATVSLĐ.

* Cán bộ ATVSLĐ chuyên trách phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

– Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;

– Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;

* Cán bộ ATVSLĐ bán chuyên trách phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật;

– Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;

– Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận/người làm công tác ATVSLĐ

  1. a) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ;

– Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

– Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

– Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

– Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

– Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;

– Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;

– Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên;

– Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

  1. b) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có quyền sau đây:

– Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động;

– Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng;

– Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham dự lớp huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

  • Bộ phận Y tế.

1.3.1 Tổ chức bộ phận y tế

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động. Tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

 Quy mô doanh nghiệp Người làm công tác y tế
Cơ sở thuộc Khoản 1, Điều 37, NĐ 29/2016/NĐ-CP Cơ sở khác
 < 300 lao động Ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp
300- <500 lao động Ít nhất 01 bác sỹ/y sỹ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp Ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp
500- <1000 lao động Ít nhất 01 bác sỹ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp Ít nhất 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp
> 1000 lao động Phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. Ít nhất 01 bác sỹ và 01 người làm công tác y tế khác.

Khoản 1, Điều 37, Nghị định 39/2016/NĐ-CP: Cơ sở SXKD hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng.

* Người làm công tác y tế phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;

– Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

* Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế, cở sở SXKD phải thực hiện theo quy định sau:

– Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định ở trên.

– Có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa;

– Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu XXII của Nghị định 39/2016/NĐ-CP tới Sở Y tế cấp tỉnh nơi cơ sở có trụ sở chính.

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của người làm công các y tế, bộ phận y tế

  1. a) Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:

– Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;

– Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;

– Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;

– Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);

– Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này.

  1. b) Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có quyền sau đây:

– Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này; quản lý trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;

– Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về an toàn, vệ sinh lao động;

– Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.

1.4.1 Tổ chức mạng lưới ATVSV

  • Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  • An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
  • An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.

1.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của ATVSV

  1. An toàn, vệ sinh viên có nghĩa vụ sau đây:
  2. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
  3. Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
  4. Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;
  5. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
  6. Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.
  7. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:
  8. Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
  9. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
  10. Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
  11. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
  12. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.

 

AGK Chuyên đào tạo, cấp chứng chỉ an toàn lao động

Xin vui lòng để lại thông tin, AGK sẽ liên lạc sớm nhất tới bạn!
  • Địa chỉ: 27/1/27 TX25, phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
  • Phone: 0931.297.968
  • Email: agkvietnam1@gmail.com
  • Website: http://laodongviet.vn




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *