CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 1 (P5)

NHÓM 01: NGƯỜI QUẢN LÝ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC AN TOÀN

VỆ SINH LAO ĐỘNG (tiếp theo)

(Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP)

  1. NGHỊ ĐỊNH/QUYẾT ĐỊNH CHÍNH PHỦ

2.1.  Các Nghị định liên quan tới công tác An toàn vệ sinh lao động

* Nghị định số 37/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

– Ban hành ngày 15/05/2016

– Hiệu lực ngày 01/07/2016

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

* Nghị định số 39/2016/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động.

– Ban hành ngày 15/05/2016

– Hiệu lực ngày 01/07/2016

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

* Nghị định số 44/2016/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

– Ban hành ngày 15/05/2016

– Hiệu lực ngày 01/07/2016

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Quy định về Huấn luyện ATVSLĐ:

Nhóm 1 2 3 4 5 6
Đối tượng Người quản lý Người làm ATVSLĐ NLĐ nghiêm ngặt ATLĐ Người lao động Người làm y tế An toàn VS Viên
Thời gian 16 giờ 48 giờ 24 giờ 16 giờ 56 giờ 4 giờ
Xác nhận Chứng nhận Chứng nhận Thẻ an toàn Sổ theo dõi CN, Chứng chỉ y tế Chứng nhận

2.2.  Các Nghị định liên quan tới công tác bảo vệ môi trường

* Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

– Ban hành ngày14/02/2015

– Hiệu lực ngày 01/04/2015.

Phạm vi áp dụng:

  • Cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
  • Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
  • Bảo vệ môi trường làng nghề.
  • Bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
  • Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  • Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.

* NĐ số 38/2015/NĐ-CP Quản lý chất thải và phế liệu.

– Ban hành ngày 24/04/2015

– Hiệu lực ngày 15/06/2015

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định về: Quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.

* NĐ số 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

– Ban hành ngày 14/11/2013

– Hiệu lực ngày 30/12/2013

Phạm vi áp dụng: Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả;

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

  1. a) Các hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
  2. b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
  3. c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
  4. d) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học;

đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

  1. e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
  2. g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
  3. h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.

2.3.  Các Nghị định liên quan tới công tác PCCC

* NĐ số 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

– Ban hành ngày 31/07/2014

– Hiệu lực ngày 15/09/2014.

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

AGK Chuyên đào tạo, cấp chứng chỉ an toàn lao động

Xin vui lòng để lại thông tin, AGK sẽ liên lạc sớm nhất tới bạn!
  • Địa chỉ: 27/1/27 TX25, phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
  • Phone: 0931.297.968
  • Email: agkvietnam1@gmail.com
  • Website: http://laodongviet.vn




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *