CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 2 (P1)

NHÓM 02: CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH – BÁN CHUYÊN TRÁCH TẠI CƠ SỞ

(Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP)

 

PHẦN I

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

 

  1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

(Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư)

  1. Các văn bản Luật, Pháp lệnh liên quan

– Luật an toàn, vệ sinh lao động

– Bộ luật Lao động

– Luật Bảo hiểm xã hội

– Luật Bảo hiểm Y tế

– Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân

– Luật Phòng cháy, chữa cháy

– Luật Bảo vệ môi trường…..

  1. Luật an toàn, vệ sinh lao động (Luật số: 84/2015/QH13, ngày 25 tháng 6 năm 2015) bao gồm 7 chương 93 điều, điều chỉnh các nội dung cụ thể về công tác an toàn vệ sinh lao động, cụ thể:

Chương I: Những quy định chung;

Chương II: Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động;

Chương III: Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Chương IV: Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù;

Chương V: Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;

Chương VI: Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động;

Chương VII: Điều khoản thi hành.

  1. Bộ Luật lao động năm 2012 (Luật số: 10/2012/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2012) điều chỉnh các lĩnh vực như: Việc làm; hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,…

Chương VII: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Mục 1. THỜI GIỜ LÀM VIỆC

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

Điều 105. Giờ làm việc ban đêm

Điều 106. Làm thêm giờ

Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt

Mục 2. THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc

Điều 109. Nghỉ chuyển ca

Điều 110. Nghỉ hằng tuần

Điều 111. Nghỉ hằng năm

Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm

Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

Mục 3. NGHỈ LỄ, NGHỈ VIỆC RIÊNG, NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

Điều 115. Nghỉ lễ, tết

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

Mục 4. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT

Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt

  1. Các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Chính phủ ban hành các Nghị định và Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định để hướng dẫn cụ thể các quy định của Luật, Pháp lệnh. Các văn bản chủ yếu, hiện hành do Chính phủ ban hành cụ thể là:

– Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

– Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

– Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động.

– Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, ngày 22 tháng 08 năm 2013 Quy định xử phạt hành chính về vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính về vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.

– Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 5/10/2005: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

– Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009: Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động hoá chất.

– Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Quy định thực hiện tuần làm việc 40 giờ (5 ngày làm việc/tuần) đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và khuyến nghị các doanh nghiệp nhà nước tổ chức thực hiện.

– Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 1/8/2007 về việc tổ chức làm việc vào chiều thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

  1. Thông tư của Bộ, ngành liên quan

Cấp Bộ, ngành ban hành theo thẩm quyền hoặc uỷ quyền của Chính phủ các Thông tư, Quyết định hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy định của Quốc hội hoặc của Chính phủ.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý nhà nước về lao động đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động theo đúng trình tự, thẩm quyền theo quy định, cụ thể:

– Các Thông tư hướng dẫn và quy định về những lĩnh vực sau:

– Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;

– Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;

– Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

– Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

– Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành 30 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;

– Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội;

– Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động;

– Thông tư số 21/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định QCQG về điện từ trường tần số cao – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc;

– Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định QCQG về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;

– Thông tư số 23/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định QCQG về bức xạ tử ngoại – Mức tiếp xúc cho phép về bức xạ tử ngoại tại nơi làm việc;

– Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định QCQG về tiếng ồn – Mức  tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

– Thông tư số 25/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định QCQG về điện từ trường tần số công nghiệp – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc;

– Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định QCQG về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu nơi làm việc;

– Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định QCQG về Rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc;

– Thông tư số 29/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định QCQG về bức xạ ion hóa – Giới hạn liều tiếp xúc bức xạ ion hóa tại nơi làm việc;

– Thông tư số 30/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định QCQG về bức xạ tia X – Giới hạn liều tiếp xúc bức xạ tia X tại nơi làm việc;

– Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp;

– Các Thông tư hướng dẫn về điều kiện lao động có hại, các công việc không được sử dụng lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động dưới 15 tuổi;

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã Ban hành 6 Quyết định và 2 Thông tư về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm….

AGK Chuyên đào tạo, cấp chứng chỉ an toàn lao động

Xin vui lòng để lại thông tin, AGK sẽ liên lạc sớm nhất tới bạn!
  • Địa chỉ: 27/1/27 TX25, phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
  • Phone: 0931.297.968
  • Email: agkvietnam1@gmail.com
  • Website: http://laodongviet.vn




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *