CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 1 (P1)

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 1 (P1)

NHÓM 01: NGƯỜI QUẢN LÝ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC AN TOÀN

VỆ SINH LAO ĐỘNG

(Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP)

PHẦN 1

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

  1. HIẾN PHÁP VÀ HỆ THỐNG CÁC LUẬT VỀ ATSKMT
    • HIẾN PHÁP (HIẾN PHÁP NĂM 2013)

Điều 35 :

  1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
  2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.   
  • BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (Luật số: 10/2012/QH13)

1.2.1 Giới thiệu:

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và có hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.

Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.

  • Bộ luật lao động ban hành ngày 18/6/2012 gồm 17 Chương và 242 Điều.
  • Luật có hiệu lực từ ngày 01/05/2013.

Phạm vi điều chỉnh: việc làm, hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động…

Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động và người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì sự nghiệp Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội công bằng Dân chủ Văn minh.

1.2.2 Những nội dung chính liên quan tới ATVSLĐ:

Mục 1:  Những quy định chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động:

Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.

Mục 2:  Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Quy định trách nhiệm người sử dụng lao động trong bố trí cán bộ giám sát ATVSLĐ, chuẩn bị các nguồn lực ứng phó sự cố khẩn cấp, xử lý các sự cố tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bồi dưỡng độc hại.

Mục 3. Phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Quy định về việc lập kế hoạch bảo hộ lao động, huấn luyện ATVSLĐ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kiểm định các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt và chăm sóc sức khỏe người lao động.

  • LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (Luật số: 84/2015/QH13)

1.3.1 Giới thiệu:

Luật ATVSLĐ ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ người lao động, chăm lo cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động của con người trong quá trình sản xuất.

  • Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động (Luật số: 84/2015/QH13) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/6/2015.
  • Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Luật gồm 07 chương 93 Điều:

1.3.2 Những nội dung chính của Luật ATVSLĐ:

Chương I: Các quy định chung:

Quy định chính sách của nhà nước về ATVSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội; các hành vi bị nghiêm cấm và

Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động:

  1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
  3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động:

  1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
  2. a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
  3. b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
  4. c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
  5. d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
  6. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
  7. a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
  8. b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
  9. c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
  10. d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

  1. e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
  2. g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Chương II: Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho NLĐ

Quy định về thông tin tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ; Công tác xây dựng các quy định ATVSLĐ của doanh nghiệp; Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động; Quản lý các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT lao động.

Chương III: Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ & TNLĐBNN

Quy định các thủ tục liên quan tới khai báo, điều tra, thống kê các sự cố, TNLĐ BNN; Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động với người bị TNLĐ, BNN. Các quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ và BNN cho người lao động.

Chương IV: Bảo đảm AT-VSLĐ đối với một số lao động đặc thù

Quy định ATVSLĐ đối với lao động nữ, lao động vị thành niên, người khuyết tật, người già, người làm công việc nặng nhọc – độc hại, người lao động ở nước ngoài…

Chương V: Bảo đảm AT-VSLĐ đối với cơ sở sản xuất kinh doanh

Quy định về xây dựng cơ cấu tổ chức ATVSLĐ của doanh nghiệp: Bộ phận An toàn, Bộ phận y tế, Mạng lưới ATVSV, Hội đồng ATVSLĐ. Công tác lập kế hoạch ATVSLĐ; Đánh giá rủi ro các hoạt động và kế hoạch ứng phó các tình huống khẩn cấp. Công tác tự kiểm tra và báo cáo định kỳ về ATVSLĐ.

Chương VI: Quản lý nhà nước về AT –VSLĐ

Trách nhiệm ban hành các văn bản, quy định, công tác quản lý ATVSLĐ của các Bộ/Ngành Nhà nước.

  • LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Số: 55/2014/QH13)

1.4.1 Giới thiệu:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dân tộc và nhân loại.

Để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường của khu vực và toàn cầu.

Bảo vệ môi trường được quy định trong luật bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

  • Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 23/06/2014
  • Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2015

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường.

1.4.2 Một số quy định chung liên quan của Luật BVMT:

Nguyên tắc bảo vệ môi trường (Điều 4, Chương I)

–    Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

–    Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

–    Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.

–    Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.

–    Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

–    Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.

–    Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.

–    Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Những hành vi nghiêm cấm (Điều 7, Chương I)

–    Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.

–    Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

–    Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

–    Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

–    Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

–    Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

–    Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

–      Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

–      Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

–      Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

–      Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

–      Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.

–      Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

–      Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

  • LUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (Số 40/2013/QH13)

1.5.1 Giới thiệu:

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống, nhiều lúc chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn là có thể để xảy ra cháy. Thời gian qua nhiều vụ cháy xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

  • Luật Phòng cháy chữa cháy ban hành ngày 29/06/2001 và sửa đổi bổ sung ngày 22/11/2013
  • Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về phòng cháy chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy chữa cháy.

1.5.2 Một số quy định chung về PCCC:

Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy:

–   Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam .

–   Công dân từ 18 tuổi trở lên đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

–   Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

–   Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

Chính sách đối với người tham gia chữa cháy:

Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại sức khoẻ, bị tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm:

  • Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
  • Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
  • Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
  • Báo cáo giả.
  • Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.
  • Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.
    • LUẬT KHOÁNG SẢN NĂM 2010

Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 57 quy định về ATLĐ, VSLĐ trong khai thác khoáng sản. Trong đó, quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực hiện đầy đủ các quy định về ATLĐ, VSLĐ; ban hành nội quy lao động của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về ATLĐ, VSLĐ; khi có nguy cơ xảy ra sự cố về ATLĐ, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố; khi xảy ra sự cố về ATLĐ, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả sự cố về ATLĐ và tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo về ATLĐ, VSLĐ trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

  1. NGHỊ ĐỊNH/QUYẾT ĐỊNH CHÍNH PHỦ

2.1.  Các Nghị định liên quan tới công tác An toàn vệ sinh lao động

* Nghị định số 37/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

– Ban hành ngày 15/05/2016

– Hiệu lực ngày 01/07/2016

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

* Nghị định số 39/2016/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động.

– Ban hành ngày 15/05/2016

– Hiệu lực ngày 01/07/2016

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

* Nghị định số 44/2016/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

– Ban hành ngày 15/05/2016

– Hiệu lực ngày 01/07/2016

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Quy định về Huấn luyện ATVSLĐ:

Nhóm

1 2 3 4 5 6
Đối tượng Người quản lý Người làm ATVSLĐ NLĐ nghiêm ngặt ATLĐ Người lao động Người làm y tế An toàn VS Viên
Thời gian 16 giờ 48 giờ 24 giờ 16 giờ 56 giờ 4 giờ
Xác nhận Chứng nhận Chứng nhận Thẻ an toàn Sổ theo dõi CN, Chứng chỉ y tế Chứng nhận

2.2.  Các Nghị định liên quan tới công tác bảo vệ môi trường

* Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

– Ban hành ngày14/02/2015

– Hiệu lực ngày 01/04/2015.

Phạm vi áp dụng:

  • Cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
  • Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
  • Bảo vệ môi trường làng nghề.
  • Bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
  • Xác nhận hệ thống quản lý môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  • Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường.

* NĐ số 38/2015/NĐ-CP Quản lý chất thải và phế liệu.

– Ban hành ngày 24/04/2015

– Hiệu lực ngày 15/06/2015

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định về: Quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.

* NĐ số 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

– Ban hành ngày 14/11/2013

– Hiệu lực ngày 30/12/2013

Phạm vi áp dụng: Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả;

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

  1. a) Các hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
  2. b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
  3. c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
  4. d) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học;

đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

  1. e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
  2. g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
  3. h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.

2.3.  Các Nghị định liên quan tới công tác PCCC

* NĐ số 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

– Ban hành ngày 31/07/2014

– Hiệu lực ngày 15/09/2014.

Phạm vi áp dụng: Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

 

AGK Chuyên đào tạo, cấp chứng chỉ an toàn lao động

Xin vui lòng để lại thông tin, AGK sẽ liên lạc sớm nhất tới bạn!
  • Địa chỉ: 27/1/27 TX25, phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
  • Phone: 0931.297.968
  • Email: agkvietnam1@gmail.com
  • Website: http://laodongviet.vn




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *